Tại sao nên giữ ấm lòng bàn chân cho trẻ

  • 13/06/2021
  • 76 đã xem
  • Bình luận

Tại sao nên giữ ấm lòng bàn chân cho trẻ?

Tình trạng trẻ sơ sinh tay chân lạnh là triệu chứng phổ biến vào mùa đông. Vì bệnh thường gặp ở mùa đông, nên bố mẹ lầm tưởng đây là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, trẻ bị tay chân lạnh nếu không được điều trị đúng cách, nguy cơ tử vong là rất cao.

Trẻ sơ sinh bị tay chân lạnh là tình trạng bàn tay, bàn chân luôn lạnh buốt, đặc biệt khi giao mùa hay thay đổi thời tiết. Thông thường hiện tượng tay chân lạnh là dấu hiệu của các bệnh như:

  • Trẻ bị thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B12, khiến các đầu ngón tay, ngón chân tê buốt như kim châm.
  • Trẻ bị suy giảm hoạt động tuyến giáp khiến cơ thể luôn trong tình trạng lạnh run, rụng tóc.
  • Trẻ bị thiếu máu.
  • Trẻ bị tắc nghẽn mạch máu hoặc viêm tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh tay chân lạnh

– Tình trạng trẻ sơ sinh  tay chân lạnh chủ yếu là do khí huyết không được lưu thông khi nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông. Trong những năm tháng đầu đời, hệ thống tuần hoàn máu của trẻ chưa được hoàn thiện, máu được dồn về các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Tay chân là nơi cuối cùng máu được dẫn đến, khiến bàn tay chân của bé bị lạnh.

– Theo Đông Y, cơ thể người là một thể thống nhất, âm dương đối đập, bổ trợ nhau. Người dương thuộc thể nóng, dễ tản nhiệt còn người âm thuộc thể lạnh, ít tản nhiệt. Trẻ sơ sinh có thể chất yếu làm cho âm dương không đủ, khiến cơ thể luôn trong tình trạng lạnh buốt.

– Tình trạng tay chân lạnh còn do hệ dạ dày của trẻ hoạt động không tốt hoặc mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như: Viêm ruột, kiết lỵ mãn tính…

– Một số nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm… không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể trẻ, đặc biệt là sắt để tái tạo hồng cầu trong tim. Nếu cơ thể trẻ thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, khiến tế bào tiểu cầu tăng lên. Lượng máu không đủ cung cấp cho bàn tay, bàn chân gây ra tình trạng tay chân lạnh.

– Mẹ không biết cách giữ ấm trẻ khi nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt là vào mùa đông, khiến các mạch máu trong cơ thể trẻ co lại, không đủ cung cấp cho cơ thể. Từ đó gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh tay chân lạnh

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh tay chân lạnh

  • Cước da: Các vết phát ban trên bàn tay, bàn chân của trẻ chuyển sang màu xanh hoặc đỏ. Sau đó hình thành nên các vùng đóng vảy, vón cục gây ngứa, đau rát rất khó chịu.
  • Tê cóng da: Các bộ phận trên cơ thể bị tê buốt, cứng lại, có thể chuyển sang màu trắng – vàng hoặc trắng – tím. Trẻ bị tê cóng da thường có cảm giác ngứa râm ran, tê cứng không thể cử động được.
  • Sốt cao, hay cáu gắt, khó chịu.
  • Biếng ăn, lười bú, ngủ không ngon giấc.
  • Sổ mũi, hay bị cảm lạnh.

Trẻ sơ sinh tay chân lạnh có nguy hiểm không?

Tay chân lạnh ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi trẻ bị tay chân lạnh trong mùa đông nếu đã được mặc quần áo đầy đủ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh như: cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp nguy hiểm hơn là viêm phổi. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời trẻ dễ chuyển sang bệnh viên phổi cấp, rất khó điều trị, nguy cơ tử vong rất cao.

Điều trị hiện tượng trẻ sơ sinh tay chân lạnh như thế nào?

Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng

  • Cung cấp các loại thực phẩm chứa nhiều sắt, vitamin B12 như: Thịt bò, gan động vật, nấm, làng đỏ trứng, đậu nành…
  • Cho trẻ ăn thêm những loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông như: Rau chân vịt, đậu phụ, hạt mè, hẹ tây… Ngoài ra tăng cường thêm rau xanh và hoa quản trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.
  • Cho trẻ uống nước thường xuyên.

Cải thiện thể chất hư yếu của trẻ

    • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên, bổ sung vitamin D cho trẻ.
    • Cho trẻ ngâm chân với nước ấm hàng ngày, nước khoảng 45 độ C, cho thêm chút muối rất tốt cho thận.
    • Hoặc mẹ có thể cho trẻ ngâm chân tay với nước ấm pha thêm tinh dầu bạc hà, hoa oải hương hay hoa cúc trong khoảng 15 phút. Trước khi đi ngủ đi tất vớ cho trẻ đầy đủ.
    • Giữ ấm trẻ đúng cách, đặc biệt là bàn chân và lòng bàn chân bằng cách sử dụng các túi nước ấm hoặc lò ủ.

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi bị tay chân lạnh

      • Cho trẻ ở trong phòng ấm, đảm bảo không có gió lùa, có thể dùng đèn sưởi vào mùa đông.
      • Mẹ không nên bịt quá kín tay chân trẻ, khiến mồ hôi trẻ tiết ra không thoát ra ngoài sẽ thấm ngược vào trong, khiến trẻ sơ sinh bị tay chân lạnh.
      • Đi tất, vớ, đội mũ đầy đủ cho trẻ.
      • Khi ngủ, cho trẻ mặc áo dài tay giữ ấm cơ thể.

Bạn đang cần mua tất cho bé vui lòng liên hệ chametainang
fanpage: www.facebook.com
Mobile: 0988 770 629

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi